Top 4 huyền thoại cầu lông Việt Nam
Khi nhắc đến cầu lông ở Việt Nam, mọi người thường nghĩ ngay đến top 5 tay vợt huyền thoại trong làng cầu lông Việt Nam, những vợt thủ đã truyền cảm hứng rất nhiều cho thế hệ trẻ, cũng như góp phần làm rạng danh nước nhà trên đấu trường thế giới.
Cập nhật các giải đấu quần vợt tại đây
1. Nguyễn Tiến Minh
Không thể nhắc đến vợt thủ top 1 Việt Nam – Nguyễn Tiến Minh (sinh ngày 12/02/1983) từng xếp hạng 4 thế giới theo BXH BWF (Liên đoàn Cầu lông Thế giới) và giành vô số danh hiệu khi tham dự các giải đấu quốc tế.
Nguyễn Tiến Minh có cơ duyên làm quen với cầu lông từ rất sớm nhờ sự dẫn dắt từ gia đình. Từ đó, anh xác định theo đuổi niềm đam mê, chọn gia nhập đội tuyển thi đấu quốc gia thay vì theo đuổi việc học như mong muốn của gia đình. Sau hơn hai thập kỷ miệt mài tranh tài, anh dần được biết đến nhiều hơn khi giành được những thành tích đáng nể mà bất cứ tay vợt Việt Nam nào cũng ngưỡng mộ.
Nổi bật nhất trong số ấy là 5 lần vô địch giải Việt Nam Mở rộng hay Mỹ Mở rộng 2013. Ngoài ra, anh còn tranh tài tổng cộng 10 kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á, điều mà bất cứ tay vợt nào cũng mơ đến.
Thành tích thi đấu cá nhân anh gồm:
- Được bình chọn và trao giải thưởng của báo chí là vận động viên tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004 tới nay.
- Được bình chọn và trao giải thưởng của báo chí là một trong những Vận động viên tiêu biểu của Việt Nam trong năm 2004, 2007, và 2008.
- 11 lần liên tiếp vô địch cầu lông đơn nam quốc gia.
- Huy chương đồng đồng đội nam tại Sea Games 2005, tổ chức tại Philippines
- Huy chương đồng đơn nam tại Sea Games 2007, tổ chức tại Thái Lan
- Huy chương vàng đơn nam giải quốc tế Malaysia Satellite 2004
- Huy chương vàng đơn nam giải quốc tế Việt Nam Satellite 2006 và 2008
- Huy chương vàng đơn nam giải quốc tế Việt Nam Mở rộng 2008.
- Huy chương đồng đơn nam giải quốc tế Đài Loan Mở rộng 2008.
- Vô địch Giải Yonex – Sunrise Việt Nam mở rộng vào những năm 2008, 2009, 2011, 2012, 2017
- Giải thưởng và giấy chứng nhận với những cố gắng đạt được của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 2007, 2008.
- Tham dự Thế vận hội Bắc Kinh 2008 (vào đến vòng 2)
- Lần đầu tiên lọt vào top 10 thế giới (số 9) vào 30 tháng 7 năm 2009.
- Lần đầu tiên lọt vào top 5 thế giới vào ngày 2 tháng 12 năm 2010.
- Năm 2011, được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng ba sau những đóng góp cho cầu lông Việt Nam nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung.
- Tham dự Thế vận hội Luân Đôn 2012 (bị loại ở vòng 1 sau khi đứng hạng nhì bảng D với một trận thắng một trận thua)
- Vô địch Giải Mỹ mở rộng 2013.
- Huy chương đồng Giải vô địch thế giới 2013
- Tham dự Thế Vận Hội Rio 2016. (bị loại bởi Lâm Đan ở trận quyết định bảng E)
2. Nguyễn Hải Đăng
Được mệnh danh là “Momota Việt Nam”, Hải Đăng (sinh năm 2000) có lối chơi giống với tay vợt nổi tiếng thế giới, Kento Momota. Anh sớm đạt được nhiều thành tích xuất sắc và trở thành “hiện tượng” của làng cầu lông Việt Nam.
Hải Đăng đã đánh bại đối thủ hơn mình gần 300 bậc trên bảng xếp hạng thế giới là Lucas Claerbout ở vòng chính đơn nam tại giải cầu lông quốc tế Việt Nam Mở rộng 2019, và một tay vợt danh tiếng khác là Gergely Krausz (hạng 90 thế giới).
Đặc biệt hơn, dưới sự dẫn dắt của HLV đại tài Misbun Sidek, Hải Đăng trở thành tay vợt duy nhất đại diện Việt Nam vượt qua vòng loại ở giải cầu lông quốc tế Việt Nam Mở rộng 2019 ngay trên sân nhà tại nhà thi đấu Nguyễn Du (TPHCM). Anh sẽ có có cơ hội thể hiện khả năng thi đấu xuất thần của mình trong vòng thi đấu chính thức của mùa giải.
3. Lê Đức Phát
Tay vợt Lê Đức Phát hiện (sinh năm 1998) đang xếp hạng 144 thế giới, anh cũng là một trong những gương mặt trẻ tiềm năng khi giành chức vô địch tại giải cầu lông YONEX SUNRISE Pakistan International Series 2017 khi chỉ vừa 17 tuổi.
Để tiến đến vòng chung kết, Lê Đức Phát đã phải vượt qua những tay vợt dày dạn kinh nghiệm như Anjum Bashir (Pakistan), Hashir Bashir (Pakistan), Muhammed Ali Kur (Thổ Nhĩ Kỳ) và Muhammad Irfan Saeed Bhatti (Pakistan).
Sự nỗ lực đã giúp anh giành được danh hiệu quốc tế đầu tiên trong sự nghiệp của mình và có thêm 2500 điểm trên BXH cầu lông thế giới.
Các danh hiệu trong nước cũng là tiền đề giúp Lê Đức Phát có nhiều cơ hội vươn xa hơn trên đấu trường quốc tế, điển hình như vô địch các giải trẻ, Cúp CLB toàn quốc, giải các cây vợt xuất sắc Quốc gia và Cá nhân Toàn quốc.
4. Phạm Cao Cường
Phạm Cao Cường (sinh năm 1996) xuất thân từ gia đình có truyền thống thể thao khi 2 anh của Hiếu đều là VĐV cầu lông của đội tuyển Quốc gia. Khi thấy được tài năng của anh, Cao Cường sớm được gia đình và sở thể dục Thể thao Thành Phố Hồ Chí Minh cho đi tập huấn ở Indonesia cùng HLV Asep Suharno.
Phạm Cao Cường đạt được khá nhiều thành tích ấn tượng, trong đó không thể không kể đến giành hạng 2 ở giải U19 Hàn Quốc. Đặc biệt hơn nữa, vào năm 2018 anh đã tạo ra cú sốc khi đánh bại thần tượng Nguyễn Tiến Minh của mình để từ đó lên ngôi vô địch giải Iran Fajr International.
Anh còn ghi dấu ân khi đạt danh hiệu vô địch tại mùa giái cầu lông YONEX Sunrise Nepal International Challenge khi thắng nghẹt thở trước thay vợt Thái Lan Adulrach Namkul với tỷ số sít sao 24-22, 9-21, 21-19.